Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo

Tên khác : Cỏ lưỡi rắn trắng, Bòi ngòi bò, xà thiệt thảo, xà châm thảo, long thiệt thảo, nhị diệp lục

Tên khoa học : Oldenlandia Diffusa, Hedyotis diffusa

Họ cà phê : Rubiaceae còn gọi là Hedyotis diffusa (Willd) Roxd

Bạch hoa xà có rất nhiều giống, ở Trung Quốc nó có tên là xà thiệt thảo, dương thu thảo. Ở Việt Nam gọi là bòi ngòi bò, chính vì có rất nhiều giống nên tùy loại khác nhau mà bạch hoa xà có cấu trúc, hình dạng có chút khác nhau chứ không phải là thật hay giả như nhiều người vẫn đang thắc mắc.

Đặc điểm dễ nhận biết của bạch hoa xà là loại mọc bò, thân bốn cạnh màu nâu nhạt, lá dài và hơi thuôn, nhọn ở đầu, hoa không cuống, mọc đơn độc và có màu trắng hoặc hồng.

Theo Đông y, thuốc có vị đắng, ngọt, tính ôn, không độc, quy kinh Tâm, Can, Tỳ.

Thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu ung kháng nham, lợi thấp. Trị các loại sưng đau do những ung thư: mắt, mũi – họng, thực quản, phổi, dạ dày, tuỵ, gan, trực tràng, bàng quang, tiền liệt tuyến, cổ tử cung, xương, lymphô và các loại nhiễm trùng như: nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm hạnh nhân, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản cấp mạn, viêm phổi, viêm gan thể vàng da hoặc không vàng da cấp, viêm ruột thừa, ung nhọt, u bướu, sưng nhọt lở đau, tổn thương do đòn ngã, rắn độc cắn.

Nghiên cứu hiện đại

1. Thành phần hóa học

Toàn cây phân tách ra Hentriacontane, Stigmasterol, Ursolic acid, Oleanolic acic, β-sitosterol, β-sitosterol -D-glycoside, Coumaric acid v.v… (Trung dược đại từ điển).

Toàn thảo hàm chứa asperuloside, asperulosidic acid, deacetylasperulosidicacid, genipoSidic acid, scandoside, scandodide methyl ester, 6-O-p-hydroxycinnamoyl scandoside methylester, 6-O-P-methO-xycinnamlyl scandoside methyl ester, 6-O-feruloyl scandoside methyl ester, 2-methyL-3-hvdroxyanthraquinone, 2-methyl-3-methoxyanthraquinone, 2-methyl-3-hvdroxy-4-methoxyanthraquinone v.v…[1-3], cùng với ursolic acid, β-sitosterol, [4], hentriacon-tane, stigmasterol, oleanolic acid, β-sitosterol-β-D-glucoside, p-coumaricacid v.v…[5,6] (Trung Hoa bản thảo).

2. Tác dụng dược lý:

Tác dụng chống u bướu:

Ở ngòai cơ thể (tương đương thuốc sống 6g/ml) có tác dụng ức chế khá mạnh đối với tế bào lympho cấp, bạch cầu hạt, bạch cầu đơn nhân (monocyte) cùng với tế bào u bướu (tumour cell) kiểu bạch cầu hạt mạn tính (phép thử ống nghiệm xanh metylen); dùng máy hô hấp họ Ngõa (warburg’s manometer) xác định, đối với 2 cái trước thì tác dụng ức chế cũng tương đối mạnh.

Từng dùng cao ngâm cho chuột con S – 180  và ung thư bụng nước họ Ngải, cùng với điều trị thực nghiệm  bướu thịt (sarcoma) Kichita (Kiết điền) cho chuột lớn, đều không có tác dụng chống ung thư rõ rệt. 0,5 ~ 1g thuốc sống/ ml có ức chế ở ngòai cơ thể đối với bướu thịt Kichita và ung thư bụng nước họ Ngải (phép thử ống nghiệm xanh metylen), nhưng tác giả cho rằng điều này thuốc tính không đặc thù (Trung dược đại từ điển).

Tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm:

Tác dụng kháng khuẩn ngoài cơ thể không rõ rệt, chỉ tác dụng hơi yếu đối với khuẩn cầu chùm sắc kim vàng và trực khuẩn lỵ.

Quan sát dịch sắc đối với công năng bảo vệ hệ thống nội bì dạng lưới và ảnh hưởng của sức sống bảo vệ bạch cầu  ở trong ngòai cơ thể của  thỏ viêm ruột thừa nhân tạo và bình thường, cho rằng tác dụng kháng viêm của nó  là nhân tố kích thích tăng sinh hệ thống nội bì dạng lưới và tăng cường sức sống bảo vệ gây ra.

Ngòai ra tiêm dịch Bạch hoa xà thiệt thảo vào xoang bung chuột con có thể xuất hiện tác dụng giảm đau, trấn tỉnh, thúc ngủ (Trung dược đại từ điển).

Phản ứng không tốt: Bổn phẩm lúc dùng liều 30 ~ 60g, chưa thấy độc tính rõ và tác dụng phụ, cá biệt ca bệnh sau khi liên tục uống thuốc có hiện tượng miệng khô. Dịch tiêm của nó tiêm tĩnh mạch liều lớn, có thể làm số bạch cầu hạ thấp độ nhẹ, sau khi ngừng thuốc có thể khôi phục bình thường. Ngẫu nhiên thấy phản ứng dị ứng mụn chẩn sắc đỏ và hô hấp khó khăn v.v…sau khi ngừng thuốc thì thuyên giảm (Trung dược học).

Những nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy thuốc có tác dụng:

Chống khối u: thuốc sắc bạch hoa xà thiệt thảo nồng độ cao in vitro thấy có tác dụng ức chế đối với tế bào trong bệnh bạch cầu cấp, bạch cầu tăng hạt cấp.

Chống ung thư: thuốc ức chế sự phân chia sinh sản của hạch tế bào ung thư làm cho tế bào ung thư hoại tử khác biệt rõ so với lô chứng, cũng có tác giả cho rằng thuốc chỉ có tác dụng ở nồng độ cao và có tác dụng không đặc hiệu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *